Trong kho tàng văn học dân gian hay của cha ông ta rât phong
phú, đó là những câu ca, câu thơ, câu đối, hò... và ý nghĩa lớn lao đó còn là
những câu răn dạy hậu thế về đạo đức, về đối nhân xử thế, về kinh nghiệm
sống... Đó là những đúc kết từ kinh nghiệm quý báu của cha ông chung ta để
lại." Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao" chỉ
là một trong số kho tàng đó, nhưng đây lại là kinh nghiệm sống lớn lao vơi mỗi
con người.
Một cây làm chẳng nên non,ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Xét về câu chữ và vần điệu, đó chỉ một câu thơ vần điệu hay, dễ
nhớ, dường như là một cái nhìn với cảnh vật: Một cái cây lẻ loi lắm, làm sao có
thể che phủ bóng mát nhiều, làm sao có được cái bóng của một khu rừng, một
"non" ở đây được. Lúc đó cây sẽ sợ gió to, mưa lớn lũ lụt. Nhưng nếu
có 3 cây hay nhiều hơn nữ, cái lẻ loi không còn nữa, mà luc này đã ra dáng vẻ
oai vệ của một khu rừng rậm với bóng mát to, sức mạnh trước những cơn gió to,
mưa lớn mà những cái cây vẫn hiên ngang, sững sững như núi, như non vậy.
Nhưng ông cha ta khôgn phải chỉ gúp hậu thế vãn cảnh, nhận xét
cái cây đơn giản vậy, mà đây chỉ là ông cha ta mượng hình tượng cái cây để làm
minh chứng cho sự đoàn kết tạo nên sức mạnh con người. Đó là một lời răn dạy
quí báu của cha ông. với cái cây là vậy, nhưng với một con người hay một tập
thể nhỏ nếu chỉ vì những lợi ích riêng của mình, của tập thể mình thì kết quả
cũng chỉ là cho mình hoặc cho tập thể thôi, không lớn lao được gì cả. Khi ếkt
quả chỉ cho mình và cho tập thể thì đâu có gì là lớn lao? nếu chỉ vì mình, vì
lợi tập thể nhỏ thì vơi sức lực nhỏ ấy cũng không làm được gì lớn lao cả. Cũng
như một cái cây sao làm nên "non" được. Nhưng một khi lợi ích vượt ra
ngoài một cá nhân, vượt ra ngoài tập thể để trở thành một tập thể lớn hơn thì
chính vì mục đích đó lại hướng chúng ta, tập thể nhỏ lúc đầu chung tay với
nhiều người, đồng lòng đồng sức, đoàn kết cùng làm thì kết quả sẽ lớn hơn
nhiều. Kết quả công việc lớn hơn nhiều. Có sức mạnh tập thể, thì ta có một sưc
mạnh vĩ đại như rừng cây vượt qua mọi cơn giông tố,cuồng phong, thác lũ. Nó
cũng ví như câu chuyện cổ tích kể về người cha đã răn dạy con bằng bó đũa. Từng
chiếc đũa bẻ gẫy dễ dang, nhưng 2 chiếc thì phải dùng sức hơn, 3 chiếc, bốn
chiếc đến 10 chiếc thì khôgn sức mạnh nào bẻ gẫy nữa. Đó là tinh thần đoàn
kết.
Trong lịch sử đấu tranh giữ nước và dựng nước, cha ông ta cũng
dựa vào sức mạnh toàn dân mà làm nên trang sử sáng ngời. Những trang sữ ấy
không viết lên bởi một người mà nó được làm nên từ một dân tộc.
Tinh thần đoàn kết anh em, bè bạn, gia dình, xã hội là quý báu,
là lớn lao, là sức mạnh của mỗi con người trên thế giới này. Đó chính là lời
răn dạy của cha ông với chúng ta. Chúng ta càng thấy yêu quý kho tàng văn học
dân gian ấy chừng nào!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét